Trong ngành công nghiệp in ấn hiện nay, có 2 kỹ thuật in được rất nhiều nơi áp dụng, đó chính là in Flexo và in Offset. Mỗi phương pháp in sẽ mang những ưu điểm nổi trội riêng phù hợp với từng nhu cầu in ấn. Trong bài viết này, Top10inan sẽ giải đáp giúp bạn in Flexo là gì? Điểm mạnh và những hạn chế ra sao, cũng như các ứng dụng độc đáo mà công nghệ in Flexo mang lại.

In flexo là gì? Điểm mạnh và hạn chế của in Flexo?

Flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo với khuôn in, được chế tạo bằng nhựa photopolymer với phương pháp quang hóa, CTP hoặc khắc laser. In flexo là phương pháp in trực tiếp do có bản in nổi, mực in cấp cho khuôn in nhờ trục anilox.

Trục anilox là một trục kim loại, bề mặt được khắc lõm nhiều ô nhỏ. Trong quá trình in, trục được nhúng một phần trong máng mực, mực lọt vào các ô trên bề mặt trục, phần mực nằm trên bề mặt sẽ được dao gạt mực gạt đi. Sau đó khuôn in sẽ tiếp xúc với trục và nhận mực từ trong các ô nhỏ trên bề mặt trục in.

Ưu điểm
Độ bám dính mực rất tốt. Mực in khô rất nhanh và không bị lem hay nhòe màu. Quan trọng là bạn có thể in trên mọi chất liệu và vật liệu khác nhau. Đặc biệt, in số lượng cực lớn và chi phí rẻ hơn so với kiểu in offset.

Nhược điểm
Ban đầu kỹ thuật in này sẽ lâu hơn do mất thời gian tạo bản in. Mặt khác, chi phí của một bản photopolyme thường khá cao và chỉ thích hợp với in số lượng rất lớn, nên với số lượng nhỏ, bạn không nên sử dụng phương pháp in này.

Các lỗi thường gặp khi in flexo

  • Mực in bị dính (Blocking): do các áp lực và do nhiệt độ thay đổi
  • Mực in bị lem tại bên (Feathering): Các vệt xuất hiện quanh đường biên do dùng mực in không phù hợp
  • Do mực in có bọt khí ( Foaming) do tai nạn thăng máy và do hệ thống bơm mực không đều
  • Mực in bị lốm đốm (Mottled Print): Do mực in cung cấp không đều xuất hiện các đốm hay các kẻ sọc trên bản in
  • Mực in bị tràn, phần tử in bị to nét (filling in):do thừa mực in ở mép
  • Mực in truyền kém (Bad ink transfer) do sự bám dính của mực in yếu
  • In mực mất chi tiết (skip out) do mực in truyền kém, bám dính không tốt
  • Lem mực (Bleeding). Màu in sau ép quá mạnh lên màu in trước và do màu thứ nhất chưa kịp khô.

Ứng dụng của công nghệ in Flexo là gì?

Bởi những ưu điểm và đặc tính trên, công nghệ in Flexo đã được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Chất lượng sản phẩm cho ra tốt và giá thành phải chăng. Kỹ thuật in này được ứng dụng trong các lĩnh vực như:

In Flexo thùng carton

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là cho ra sản phẩm in đồng đều và màu mực in flexo đậm. Bởi khi in Flexo, người ta thường dùng màu solid với trục anilox để dẫn mực. Do đó, phương pháp này thường được sử dụng để in thùng carton. Những chiếc thùng carton được in Flexo đều có hình ảnh bắt mắt, thời gian sản xuất nhanh mà giá thành vô cùng tiết kiệm.

In Flexo trên các nguyên vật liệu khác

Ngoài ra, kỹ thuật in này còn được dùng để in các loại decal hàng hóa, các loại màng… Trên nhiều chất liệu đặc biệt như vải, bìa, màng polyme… Hơn thế, kỹ thuật này còn có thể sử dụng để in ấn trên các vật liệu dạng cuộn dành cho các dòng máy dán tự động nữa đó.

Ở dạng hình ảnh, in Flexo cho ra chất lượng hình in không cao như các kỹ thuật khác. Tuy nhiên với lợi thế công năng sản xuất lớn, giá thành rẻ. Cho nên nó vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt, hệ thống bế tự động ngay sau quá trình in của công nghệ Flexo giúp nhà sản xuất tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức. Ví dụ như khi in các loại decal thì phần dư thừa của sản phẩm sẽ được bóc rời khỏi phần đế dán một cách nhanh chóng.

Có thể nói, phương pháp in Flexo là lựa chọn thích hợp nhất để in sticker, tem nhãn, bao bì, vỏ thùng carton… Do đó, rất nhiều người đã lựa chọn đây là phương pháp in ấn bao bì hữu hiệu nhất. Với những chia sẻ trên về in Flexo, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về In flexo là gì, đặc điểm của in flexo cũng như những ứng dụng to lớn của công nghệ in này trong đời sống.